Hình thành từ thập niên 1970 tại tiểu khu Bronx thuộc đại đô thị New York, "HipHop" đã lan dần ra khắp thế giới, xâm nhập và hoà trộn với nhiều nền văn hoá khác nhau
Bạn hiểu thế nào là "HipHop"? -------------------------------------------------------------------------------- Hình thành từ thập niên 1970 tại tiểu khu Bronx thuộc đại đô thị New York, "HipHop" đã lan dần ra khắp thế giới, xâm nhập và hoà trộn với nhiều nền văn hoá khác nhau, trở thành một trào lưu rộng bao gồm nhiều lĩnh vực nghệ thuật mới và cũ. Trong nghĩa nguyên gốc, "hip" có nghĩa là "đúng mốt", nhưng nó cũng có thêm một nghĩa lóng là "biết xoay sở", còn "hop" là một từ gợi thanh, diễn tả sự nhảy vọt, vươn tới, nếu gộp chung lại thì "hiphop" hàm ý tích cực về "sự tiến bộ và tiến thân nhờ trí thông minh và tháo vát"… Mặc dù hiphop là một trào lưu nghệ thuật và lối sống khá đa dạng, nhưng vẫn có thể quy vào bốn thành phần chính thuộc về nghệ thuật. Đó là vũ điệu/múa (breakdancing), phác hoạ (graffiti), nhạc trộn (Djing), hoạt náo viên (MCing) và hát nói (Rapping).
http://tintuconline.vietnamnet.vn/Li...y4/hip-hop.jpg Cộng thêm năm nhân tố có liên qua tới lối sống là sử dụng cơ thể như một nhạc cụ (beatboxing), thời trang đường phố (street fashion), ngôn ngữ lóng (street language/urban slang), kiến thức truyền miệng (street knowledge), kinh doanh vặt (street entreprenueralism). Vũ điệu/múa (breakdancing) dành cho cả hai giới, phía nam gọi là B-boying, phía nữ là B-girling, dạng thái khiêu vũ có nguồn gốc từ truyền thống nhảy múa lâu đời của người da đen, thoạt tiên dựa trên nền nhạc Jazz gốc tấu bởi những tay nhạc công gốc Phi và Mỹ latinh lão luyện. Vũ điệu break phát triển dần với nhiều động tác phức tạp và khéo léo trượt sát mặt đất gọi là acrobatic, trong đó vũ công thường sử dụng tay và cánh tay làm trụ đỡ cơ thể khi quay và nhào lộn nhiều vòng trong nền nhạc, những nhóm múa đầu tiên sử dụng và phát triển vũ điệu này là Dynamic Rocker và New York City breaker, kể từ cuối thập niên 1970. Breakdancing đã không thể mở rộng hơn nếu sau đó nó không được hỗ trợ bởi những tay trộn nhạc (Djing) và tiếp theo là hoạt náo viên (Mcing). Djing, viết gọn là Dj, dạng tắt của từ Disc Jockey, chỉ những người chuyên chọn và trộn chủ yếu là nhạc funk và disco thời kỳ 1970. Dụng cụ làm nghề của Dj ngày nay là một cặp "bàn xoay" (turntables) gồm hai đầu đọc đĩa nhựa gắn với thiết bị trộn âm (audio mixer) nối liền hệ thống tăng âm và loa (amplifier&speakers). Dj bắt đầu phổ biến từ cuối thập kỷ 1970, sau đó cùng với sự xuất hiện và tăng trưởng vượt bậc của các thế hệ máy tính cá nhân (personal computer- PC) đi kèm mạng internet, Dj đã trở thành một nghề chuyên nghiệp, có hệ thống đào tạo, được sử dụng thường xuyên các kênh phát thanh tần số cao FM, những người làm Dj thành lập các câu lạc bộ, tạo ra mạng lưới người chơi nghiệp dư và khán giả của họ. Đôi khi, Dj kiêm luôn nhiệm vụ của hoạt náo viên (MCing, viết tắt MC- microphone controller), thuyết trình nhanh gọn về bài nhạc, mời khách tham gia nhảy cùng điệu nhạc, duy trì không khí nhanh vui và sôi động theo bài nhạc… Một thành phần nữa gắn liền với Djing và Rapping, gọi tắt là Rap, một thể thơ có vần được nói theo giai điệu trên nền nhạc trộn Dj. Nhạc Rap từ khi hình thành đã gắn liền với ngôn ngữ đường phố và tiếng lóng (street language/urban slang). Trong ngôn ngữ bình dân, "rap" dùng chỉ một cái gõ nhanh, nhẹ và khẽ, khi chuyển sang tiếng lóng Mỹ-Phi, "rap" ám chỉ một người có khả năng ngôn ngữ sắc bén, biết sử dụng ngôn ngữ nhanh nhạy và linh hoạt. Trở ngược về Châu Phi vài trăn năm trước, nơi mà các thầy phù thuỷ thường đọc những đoạn văn dài hàng giờ đồng hồ trên nền tiết nhịp của những bộ trống da trâu hay bởi bất kỳ một dụng cụ gõ tạo tiết tấu nào, kể về những huyền thoại, sự tích, sau đó là chuyện làng, giảng giải kiến thức cuộc sống. Nhạc Rap ngày nay đã thừa hưởng lối đọc/hát nói ấy, phát triển trên nền nhạc Dj, trở thành hình thái âm nhạc phổ biến có khả năng truyền tải rộng. Những tay rapper (người hát rap) giỏi đã kết hợp khéo léo giữa ngôn ngữ bình dân với hệ thống tiếng lóng, lối viết và nói trích từ "chat" và nhắn tin trên điện thoại di dộng, hình thành một hệ ngôn ngữ mới đa dạng, đem lại khả năng biểu cảm và thông tin vừa mạnh mẽ vừa tinh tế hơn, giúp cho hệ ngôn ngữ này từ chỗ bị xếp dưới đáy xã hội, tới nay đã được thừa nhận và đã có một vài bộ từ điển danh tiếng dành một phần xây dựng "từ điển tiếng lóng và ngôn ngữ Rap". Các bạn trẻ trong dòng hiphop thời kỳ đầu, cho dù đam mê và theo đuổi khuynh hướng nghệ thuật nào đi nữa, cũng chung một phong cách mặc gọi là "đồ bụi", hay thời trang đường phố (street fashion). Những chiếc quần hộp siêu rộng, vá, rách, bám đầy các loại túi, những cái áo rất ngắn hay ngược lại, thật dài, và thủng…, nay đã hết thời nhường chỗ cho nhiều model mới hơn, thực tiễn hơn, tiện dụng hơn, và tất nhiên, được đa số những người lớn tuổi dễ chấp nhận hơn, bởi các bộ đồ không còn làm họ "gai mắt" như thời kỳ đầu nữa. Thời trang hiphop ngày nay đã được ghi thành một phong cách, có tên gọi, và được công nhận rộng rãi khắp nơi, nhấn mạnh vào sự tiện dụng và giản dị, đồng thời không quá đắt tiền. Lối vẽ "phác hoạ nhanh" sử dụng những bình xịt sơn nhiều màu, đã từng xuất hiện từ trước thập kỷ 1960 cũng tại những vùng dân nghèo ngoại vi New York, cho đến cuối thập kỷ 1970, số lượng người trẻ tham gia "chơi" vẽ bằng bình xịt sơn tăng lên nhanh chóng và trở thành một bộ phận của phong trào hiphop, gọi chung là Graffiti. Thoạt tiên, các tay Graffiti đơn giản chỉ ký tên mình lên những khaỏng tường trống bằng các bình xịt sơn nhiều màu, dần dần, họ vẽ đủ loại hình khối, trộn thật nhiều màu sắc. Vào cuối thập kỷ 1970, hình ảnh những đoàn tàu điện ngầm phủ Graffiti chạy khắp thành phố đã từng là biểu tượng đẹp cho tinh thần nghệ thuật cộng đồng và bình dân… Trang sử hiphop vẫn đang được tiếp tục viết, mỗi ngày, và tại khắp nơi trên thế giới. Hiphop ngày nay giản dị hơn, hoà nhập cuộc sống hơn, và đậm chất nghệ thuật. Theo Heritage ( trích tintuconline.vietnamnet)
Mrone_kullove