Làm thế nào để biết một hòn
đá là thiên thạch? |
Thiên thạch có những vết rỗ rất đặc trưng. |
Nếu đặt trước mắt
bạn một đống đá và sắt cục,
bạn có phân biệt được hòn nào là thiên
thạch, hòn nào là đá hay sắt tự nhiên không?
Chẳng khó lắm đâu. Để ý một chút,
bạn sẽ thấy thiên thạch có lớp vỏ
mỏng và những rãnh không khí rất đặc trưng.
Khi bay vào bầu khí quyền, thiên
thạch cọ sát với không khí nên bề
mặt bị nóng lên mấy nghìn độ, và
chảy thành nước. Sau đó, khi nguội
dần, bề mặt nóng chảy này đóng lại
thành một lớp vỏ mỏng gọi là lớp
vỏ nóng chảy, thường chỉ dày độ
1 mm, màu nâu hoặc nâu đen.
Trong quá trình lớp vỏ này nguội
dần, không khí thổi qua bề mặt nó và để
lại những vết hằn rõ, gọi là các rãnh không
khí, trông giống như vết ngón tay để
lại khi ta nắm bột mì. Lớp vỏ nóng
chảy và những rãnh không khí là đặc điểm
chủ yếu của thiên thạch. Nếu thấy
tảng đá hay cục sắt nào có các đặc
điểm kể trên, thì có thể khẳng định
đó là thiên thạch.
Một số thiên thạch rơi
xuống đất lâu ngày, bị mưa nắng
phong hóa làm bong mất lớp vỏ cứng. Trường
hợp đó, khó nhận ra các rãnh không khí,
nhưng đã có cách khác để nhận ra chúng.
Thiên thạch đá trông rất giống đá
trên trái đất, nhưng với cùng thể tích,
bạn sẽ thấy nó nặng hơn nhiều. Chúng
thường chứa một lượng sắt
nhất định, có từ tính, dùng nam châm thử là
biết ngay. Ngoài ra, quan sát kỹ mặt cắt
của thiên thạch đá, bạn sẽ thấy
trong đó có rất nhiều hạt tròn nhỏ,
đường kính 1-3 mm. 90% thiên thạch đá đều
có những hạt tròn nhỏ như vậy.
Thành phần chủ yếu của thiên
thạch đá là sắt và niken, trong đó
sắt chiếm khoảng 90%, niken 4-8%. Lượng niken
trong sắt tự nhiên trên trái đất không
nhiều như vậy. Nếu mài nhẵn mặt
cắt của thiên thạch sắt rồi dùng axit
nitric bôi vào, sẽ xuất hiện những vết
rỗ rất đặc biệt, giống như các ô
hoa. Đó là vì thành phần các chất trong thiên
thạch sắt phân bố không đều, chỗ
nhiều chỗ ít niken. Chỗ chứa nhiều niken khó bị
axit ăn mòn và ngược lại, tạo nên các
đường vân. Đây cũng là một cách
để nhận biết thiên thạch.
Thủy tinh có bị ăn mòn?Thuỷ tinh được xem là một
vật liệu kỳ diệu vì khả năng
chống ăn mòn cao. Không nói đến nước,
chứ các loại axit rất mạnh như axit
sunfuric, nitric, clohydric, và cả nước cường
toan dùng để hoà tan vàng, thuỷ tinh cũng
"chấp" hết. Có điều, người ta
đã lầm khi nghĩ rằng thuỷ tinh không có
đối thủ.
Các nhà khoa học từng cho rằng
thủy tinh là bình đựng vạn năng, và đã
bỏ vào đó axit flohydric. Không lâu sau, các bình này
trở nên mờ đi. Tại sao vậy? Thì ra, axit
flohydic có thể tác dụng với silicat, thành
phần chủ yếu của vật liệu làm bình.
Chính nhờ phản ứng này mà người ta
tạo được các dấu chia độ, hoa văn,…
trên các bình thuỷ tinh. Axit flohydric tác dụng với
silicat theo phản ứng sau:
CaSiO3 + 6 HF = CaF2
+
SiF4 + 3 H2O Do đó, thuỷ tinh bị ăn mòn.
Phương
pháp khắc, đánh dấu trang trí theo kiểu này
được gọi là phương pháp khắc
ăn mòn.
Vì bình thuỷ tinh không đựng
được axit flohydric, nên người ta phải tìm
một vật liệu khác, đó là chì. Nguyên tố
này trơ đối với axit flohydric. Ngày nay,
chất dẻo được thay thế cho chì để
làm bình đựng vì nó khắc phục được
tất cả các nhược điểm trên.
Thằn lằn dùng máu để tự vệ?Đối diện với kẻ thù, khi
đã ở vào thế tuyệt vọng, loài thằn
lằn có sừng
phrynosoma sẽ tự làm tăng
áp suất máu lên đầu. Áp suất tăng nhanh
khiến các mạch máu nhỏ xíu tại vùng giác
mạc bị đứt: Dòng máu phụt theo các
ống dẫn nước mắt, phun thẳng vào
mặt kẻ thù.
Cũng giống như những loài
thằn lằn bình thường khác, loài thằn
lằn có sừng
phrynosoma, thuộc họ
lguanidae,
sống ở miền tây nước Mỹ, Mexico và
các vùng có khí hậu khô nóng, có khả năng
ngụy trang rất tài tình. Khi bị đe dọa,
cách phòng thủ mà chúng ưa thích nhất là đổi
màu da để ẩn vào môi trường xung quanh.
Không những thế, chúng còn cố
gắng hết sức nằm dán xuống mặt đất,
để giảm tối đa nguy cơ bị kẻ
thù phát hiện. Tuy nhiên, khi ngụy trang không còn
hiệu quả đối với những kẻ săn
mồi láu cá và lỳ lợm, thằn lằn sẽ
chuyển sang phương án tiếp theo là phát ra
những tiếng xì xì đầy đe dọa, đồng
thời cố hết sức gồng cơ thể lên,
giương những chiếc gai nhọn về phía
kẻ thù.
Chiến thuật này khiến nó trở
nên to hơn và khó nuốt hơn. Thế nhưng, trong
trường hợp cả hai phương án trên đều
vô hiệu, nó sẽ viện đến phương
án cuối cùng là phun máu. Khi cảm thấy sự nguy
hiểm tăng lên tột độ, nó sẽ tự
làm tăng áp suất máu lên khu vực đầu
để có thể phun ra theo các ống dẫn nước
mắt. Phương án của kẻ cùng đường
này đôi khi rất hiệu quả, vì nó làm kẻ
thù phát hoảng mà bỏ chạy.
Cách phân
biệt một số loại tên
lửa Theo
thống kê, hiện trên thế giới có gần 600
loại tên lửa có tính năng, công dụng khác
nhau. Dựa trên sự khác nhau của căn cứ
phóng tên lửa và vị trí mục tiêu tấn công,
có thể chia tên lửa thành mấy loại sau.
1. Tên
lửa không
đối không: Là
loại tên lửa được gắn trên máy bay
tiêm kích, tiêm kích ném bom và máy bay trực thăng vũ
trang, dùng để
tấn công
các mục tiêu bay. Người ta phân
loại tên lửa theo tầm bắn gồm tên
lửa ngăn chặn ở cự ly xa (100-200 km), tên
lửa ngăn chặn ở cự ly trung bình (40-100
km), tên lửa đánh chặn ở cự ly gần
(8-30 km), tên lửa tấn công hạng nhẹ (5-10
km)... Phương thức dẫn đường
của các loại tên lửa này thường là
sử dụng tia hồng ngoại, radar bán tự động,
radar tự động hoàn toàn..., xác suất bắn
trúng thường đạt trên 80%.
2. Tên
lửa không
đối đất và tên lửa không đối
hạm: Là loại vũ khí trang bị cho
máy bay, được trang bị trên các máy bay tác
chiến hiện đại, như máy bay ném bom, máy
bay tiêm kích ném bom, máy bay cường kích, máy bay
trực thăng vũ trang và máy bay tuần tra
chống ngầm. Loại này được dùng để
tấn công các mục tiêu trên
mặt đất, trên mặt biển hoặc tàu
ngầm chạy dưới nước.
Bộ phận đầu nổ của
các loại tên lửa này đa phần sử dụng
thuốc nổ thường, một số ít cũng
sử dụng đầu đạn hạt nhân cỡ
nhỏ, tầm bắn từ 6 đến 60 km, lớn
nhất có thể đạt tới 450 km. Phương
thức dẫn đường của tên lửa không
đối đất khá phong phú, như: sử
dụng tia hồng ngoại, tia lade, sợi quang, vô
tuyến truyền hình, radar sóng milimet và ảnh
hồng ngoại.
3. Tên
lửa đất
đối đất, tên lửa đất đối
hạm, tên lửa hạm đối hạm: Tên lửa đất đối đất được
phóng đi từ đất liền, dùng để
tấn công các mục tiêu trên đất liền, như
nơi đóng quân, đoàn xe
bọc thép, sở chỉ huy mặt đất,
trận địa phòng không, sân bay, kho tàng, nhất
là xe tăng... Căn cứ theo tầm
bắn, tên lửa được phân loại thành
loại tầm xa (từ 100 km trở lên), tầm trung
(30-100 km), tầm gần (4-30 km), sử dụng
nhiều phương thức dẫn hướng như
bằng tia hồng ngoại, tia lade, sợi quang và radar
bán tự động...
Tên lửa hạm đối hạm
được phân loại theo tầm bắn gồm
tầm xa (200-500 km), tầm trung (40-200 km), tầm
gần (dưới 40 km). Tên lửa hạm đối
hạm áp dụng hai phương thức là dẫn
bằng radar tự động và radar bán tự động.
Chúng thường bay với tốc độ dưới
âm thanh, một số ít có tốc độ siêu âm.
4. Tên
lửa đối
không (bao gồm tên lửa đất đối
không và tên lửa hạm đối không) có thể
đánh
chặn máy bay và địch tập kích, tên lửa
hành trình, tên lửa không đối đất, đất
đối đất trên đường bay.
Tầm bắn cũng được chia thành 3
loại bao gồm: tầm xa (từ 100 km trở lên),
tầm trung (30-100 km), tầm thấp, rất thấp
(4-30 km). Phương thức dẫn của loại tên
lửa này phần lớn là sử dụng radar bán
tự động, vô tuyến điện, tia hồng
ngoại và tia lade...
Nhìn chung, tên lửa loại nào có
ưu điểm
của loại đó, phát huy được bản lĩnh riêng trên các chiến trường khác
nhau
Viên đạn và tiếng nổ, cái gì
chạy nhanh hơn?Tốc độ viên đạn khi đi
ra khỏi nòng súng là 900 mét/giây, âm thanh ở
nhiệt độ bình thường có tốc độ
truyền đi là 340 mét /giây. Viên đạn bay nhanh
gấp 2 lần âm thanh, vì vậy, phải chăng là
viên đạn bay nhanh hơn?
Không hẳn như thế. Bởi vì trong
quá trình bay viên đạn không ngừng ma sát với
không khí, tốc độ của nó ngày càng chậm,
còn tốc độ của âm thanh trong không khí trên
một đoạn đường không quá dài thì thay
đổi rất ít. Như vậy, muốn biết
cái gì chạy nhanh hơn, ta hãy xem cuộc chạy
đua giữa chúng.
Ở giai đoạn thứ nhất, 600
mét sau khi viên đạn rời khỏi nòng súng,
tốc độ bay trung bình của đạn là
khoảng 450 mét/giây. Viên đạn bay nhanh hơn âm
thanh nhiều, luôn luôn đi trước. Ở
khoảng cách này, nếu nghe thấy tiếng súng thì
viên đạn đã bay qua bạn từ lâu về
phía trước rồi.
Giai đoạn thứ hai, trong khoảng
từ 600 đến 900 mét, sức cản của không
khí đã làm cho tốc độ của viên đạn
giảm đi rất nhiều, âm thanh dần đuổi
kịp nó, hai bên hầu như kề vai nhau chạy
tới đích 900 mét.
Giai đoạn thứ ba, từ 900 mét
trở đi, viên đạn càng bay càng chậm, âm
thanh sẽ vượt nó. Đến chỗ 1.200 mét
thì viên đạn đã mệt tới mức sức
cùng lực kiệt, không thể bay nổi nữa, âm
thanh sẽ chạy xa lên phía trước. Lúc này,
nếu bạn nghe thấy tiếng súng và tiếng vèo
vèo thì viên đạn còn chưa tới trước
mặt bạn.
Kết quả cuộc thi là viên đạn
chỉ giành chức quán quân trong phạm vi 900 mét
đầu tiên mà thôi.
Vì sao ban ngày không nhìn thấy sao?Trong vũ trụ, tuyệt đại đa
số các sao tự phát sáng và phát nhiệt, quanh năm
lấp lánh. Nhưng chỉ vào xẩm tối chúng ta
mới trông rõ chúng, đó là vì ban ngày tầng khí
quyển của trái đất đã tán xạ
một phần ánh sáng mặt trời...
Lượng ánh sáng đó chiếu sáng
bừng không trung, át cả ánh sáng của các vì sao,
khiến chúng ta không thể nhìn thấy chúng. Nhưng
nếu trái đất không có bầu khí quyển,
không trung sẽ tối đen, và cho dù ánh mặt
trời rất sáng thì chúng ta vẫn nhìn thấy sao
vào ban ngày (hiện tượng này cũng xảy ra
khi chúng ta đứng trên bề mặt mặt trăng.
Do không có bầu khí quyển tán xạ ánh sáng, nên
tại đây, lúc nào chúng ta cũng có cơ hội
chiêm ngưỡng các vì sao).
Tuy nhiên, ngay cả ở trên trái
đất,
bạn vẫn có thể trông thấy các vì sao vào ban
ngày, nhờ một chiếc kính viễn vọng. Đó
là do hai nguyên nhân: Một là, thành ống kính viễn
vọng đã che khuất khá nhiều ánh sáng mặt
trời bị tán xạ trong khí quyển, tạo ra
một “đêm tối nhỏ” trong lòng kính. Hai là,
kính viễn vọng có tác dụng khuyếch đại
độ sáng của các vì sao, và chúng hiện ra
rất rõ.
Tất nhiên, dùng kính viễn vọng
quan
sát các sao vào ban ngày có hiệu quả kém hơn so
với ban đêm, vì khi đó, ta khó có thể nhìn
thấy những sao mờ nhạt.
băng ở Bắc cực nhìu hơn Nam cực?
Nam cực và Bắc cực đều là
hai mỏm tận cùng của trái đất, ở vĩ
độ giống nhau, thời gian chiếu và góc
độ chiếu của mặt trời cũng
giống nhau, vậy mà chúng khác nhau đến kỳ
lạ. Nếu như lớp áo băng Nam cực
dầy trung bình khoảng 1.700 mét, thì ở cực
Bắc, lớp vỏ lạnh giá này chỉ dày từ
2 đến 4 mét mà thôi.
Vốn là vùng Nam cực có một
mảng lục địa rất lớn được
gọi là “đại lục thứ bảy” của
thế giới, có diện tích khoảng 14 triệu
km2. Năng lực giữ nhiệt của lục địa
rất kém, vì thế, nhiệt lượng thu
được trong mùa hè bức xạ hết rất
nhanh khiến băng tích lại nhiều. Sông băng
trên lục địa từ trên cao di động
xuống bốn phía bị vỡ thành nhiều
tảng băng rất lớn ở bên bờ biển,
trôi nổi trên đại dương bao quanh lục
địa, tạo nên những vật cản là các núi
băng cao lớn.
Ngược lại, Bắc băng dương
ở vùng Bắc cực có diện tích rất lớn
khoảng 13,1 triệu km2, nhưng chỉ toàn là nước.
Nhiệt dung của nước lớn, có thể
hấp thụ tương đối nhiều nhiệt
lượng rồi từ từ toả ra, nên băng
ở đây ít hơn ở Nam cực. Hơn nữa,
tuyệt đại bộ phận băng lại tích
tụ ở trên đảo Greenland.
Người ta đã tính được
rằng diện tích băng che phủ trên toàn trái
đất là khoảng gần 16 triệu km2, mà Nam
cực chiếm tới 4/5. Tổng thể tích băng
ở Nam cực ước khoảng 28 triệu km3, còn
ở Bắc cực chỉ bằng gần 1/10 mà thôi.
Nếu toàn bộ băng ở Nam cực tan hết thì
mực nước biển trên thế giới sẽ dâng
cao khoảng
70 mét.
Vì sao nc Biển mặn?
Có người nói nước biển
mặn vì hòa tan rất nhiều muối. Nhưng đó
không phải câu trả lời, bởi muối ở
đâu mà ra? Không lẽ nước sông, nước
hồ không có muối hòa tan mà chỉ có nước
biển?
Đến nay, các nhà khoa học vẫn
chưa tìm ra câu trả lời thỏa đáng. Có
hai giả thuyết:
- Giả thuyết thứ nhất cho
rằng ban đầu nước biển cũng
ngọt y hệt nước sông, nước hồ.
Sau đó, muối từ trong nham thạch và các
lớp đất xói mòn, theo mưa chảy ra các dòng
sông. Rồi các dòng sông đổ về biển
cả. Nước biển bốc hơi, trút xuống
thành những cơn mưa. Mưa lại đổ ra
các dòng sông... Cứ như vậy, theo thời gian,
muối đã lắng đọng dần xuống
biển, khiến biển ngày càng mặn hơn. Theo
đó, dựa vào hàm lượng muối trong nước
biển, người ta có thể tính ra tuổi
của nó.
- Giả thuyết thứ hai cho rằng,
ngay từ đầu nước biển đã mặn
như vậy. Lý do là các nhà khoa học thấy
rằng, hàm lượng muối trong nước
biển không tăng lên đều đặn theo
tuổi của trái đất. Khi nghiên cứu những
lớp đất đá trong các hang động bị
nước biển tràn vào, người ta thấy
rằng, hàm lượng muối trong nước
biển luôn thay đổi, khi lên khi xuống chứ
không cố định. Đến nay, người ta
vẫn chưa biết tại sao lại như vậy.
Vì sao vẹt,
yểng học được
tiếng người?
|
Chỉ một vài loài chim biết hót như vẹt, yểng, khướu là có thể học nói được. |
“Mấy giờ rồi?”, “chào bác!’”,
“ăn cơm chưa?”, “tạm biệt”… Có
tiếng ai the thé thốt lên từ góc vườn, nhìn
ra, bạn sẽ kinh ngạc khi thấy đó không
phải là tiếng của chủ nhà, mà là tiếng
một chú vẹt tinh nghịch. Làm sao nó nói được
nhỉ?
Thực ra, đại não của vẹt
không phát triển như đại não của người,
không có sẵn điều kiện để biết nói.
Những câu phát âm đơn giải
của chúng chỉ là một kiểu bắt chước
vô thức, mà phải do người dạy mới hình
thành. Trong trạng thái hoang dã, hiếm thấy con
vẹt nào nói được.
Ngôn ngữ là sản phẩm chỉ có
trong quá trình phát triển của xã hội loài người.
Ngoài sự cần thiết phải nhờ thanh đới
(thông qua cử động nhịp nhàng của
họng, lưỡi, răng, môi) để phát âm, còn
cần sự kết hợp từ vựng và quy
luật ngôn ngữ mới có thể biểu đạt
tốt những điều nghĩ ra trong óc. Các loài
vẹt, yểng có thể “nói” được
những câu đơn giản, chẳng qua là chúng có
cái lưỡi vừa nhọn vừa nhỏ, mềm và
đầy thịt, nên chỉ biết lặp lại
một chuỗi âm tiết mà người ta dạy cho
nó thôi. Chưa bao giờ người ta thấy chúng nói
được những câu phức tạp cả.
Nhìn chung, loài chim sinh ra là
có thể phát
âm. Khi người ta thường xuyên lấy vài âm
tiết nào đó để gây ảnh hưởng
với chúng, lâu ngày chúng sẽ bắt chước
được. Tình huống này gọi là phản
xạ nói vô điều kiện. Sau này, mỗi khi
gặp người, do bị kích thích mà sinh ra
phản ứng, chúng nhắc lại mấy âm tiết
đơn giản đã học được, đây
là phản xạ có điều kiện.
Trong giới động vật, chỉ có
loài chim (nhất là những loài biết hót) là có
thể bắt chước âm thanh của đồng
loại và tiếng kêu của các động vật
khác. Còn học nói tiếng người chỉ
giới hạn ở vài loài biết hót, như
vẹt, yểng, khướu.
(Theo sách
10 vạn
câu hỏi vì sao
NXB Khoa học và Kỹ thuật, năm 2002)
mấy thèn Sbb ráng mà học tập
Mrone_kullove