Đại hồng thủy là tai họa khủng khiếp được nhắc đến trong nhiều
tôn
giáo và
thần thoại; đây là một
trận lũ lụt lớn và được xem như sự trừng phạt của
Chúa đối
với những tội lỗi của
loài người.
Giả thiết khoa họcKhái niệm Đại hồng thủy được các nhà khoa học định nghĩa như là sự
biển tiến vào các vùng lục địa thấp do
khí hậu
Trái Đất ấm dần và băng tan (
gián băng) ở
hai phía cực trong một khoảng thời gian 8 - 10 nghìn năm trước của
lịch sử Trái Đất. Trong thời gian gần đây,
các nhà khoa học đã xác định khá chính xác các lần biển tiến, và
biển lùi do
khí hậu Trái Đất biến đổi dựa vào các công
trình nghiên cứu
khảo cổ học,
địa chất học,
lịch sử học...
Đối nghịch với Đại hồng thủy là thời kỳ thuộc
thời kỳ băng hà, khi đó Trái Đất có nhiệt
độ thấp khiến lượng nước của các
đại dương mất dần do lượng băng được bổ sung liên
tục vào khu vực đất liền mà không có tan chảy.
Hồng thủy trong
Kinh thánhĐại hồng thủy khởi sự vào năm 1656 trước công nguyên, xảy ra do hình
phạt của Đức Chúa Trời đối với loài người. Nước dâng lên cao khỏi núi
khoảng 15 thước vào ngày 17 tháng 2, mưa trọn 40 ngày 40 đêm và nước
dâng lên liên tục trong 157 ngày.
Theo Kinh Thánh
Cựu Ước thì sau Đại hồng thủy, chỉ có gia đình ông
Nô-ê còn sống sót cùng các loài vật mỗi giống một cặp (giống đực và
cái), trên con thuyền Nô-ê.
Mrone_kullove